Toán học gần gũi và xa xôi

Thế giới toán học có 4 bài toán cơ bản: Đo đếm, Tối ưu, Xác suất-thống kê, Tồn tại. Trong đó, bài toán về sự "tồn tại" luôn là bài toán khó nhất. Vở kịch Hamlet của W.Shakespeare có 1 câu thú vị: "to be or not to be, that is a question". Bởi vì, khả năng cảm nhận về sự tồn tại và giác ngộ chỉ có ở người phát triển cao về Trí Giác, cấu tạo phức tạp nhất trong thành phần Trí tuệ Con người.

Toán học cho ta cách biểu đạt quan hệ giữa các con số, đại lượng không thứ nguyên trong tập hợp và giữa các tập hợp có tính lô-gic, xác định và tất nhiên. Ứng dụng của toán học là các ánh xạ tập hợp trong thực tế, giúp ta hiểu về quan hệ giữa các đại lượng có thứ nguyên, không chắc chắn, ngẫu nhiên...Toán học giúp ta chuyển đổi từ cách nhìn tương đối sang cách nhìn tuyệt đối trong tương đối.

 

Không có mối liên hệ chắc chắn nào giữa khả năng toán học của một người và sự thành công của họ trong cuộc đời theo các tiêu chuẩn Lợi-Danh-Quyền. Song, tôi tin có mối liên hệ chắc chắn giữa khả năng toán học và trí tuệ con người, theo tiêu chuẩn Chân- Thiện-Mỹ. Nếu quốc gia không phát triển nền toán học, đừng mơ đến 1 nền khoa học tiến bộ với công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo...